Tay khoan nha khoa được sử dụng liên tục và thường xuyên, là thiết bị không thể thiếu của nha sĩ. Để tay khoan hoạt động ổn định và bền bỉ chúng cần được chăm sóc, tra dầu thường xuyên Tuy nhiên, không phải lúc nào Bác Sĩ cũng là người thực hiện làm sạch tay khoan hay dụng cụ trong Phòng Khám. Trợ thủ Nha Khoa sẽ là người giúp Bác Sĩ thực hiện công việc này và cả các hoạt động khác như: chuẩn bị dụng cụ điều trị, ghế máy, vô trùng dụng cụ và quản lý dụng cụ cho đến chăm sóc bệnh nhân. Một số nhân viên/trợ thủ Nha Khoa mới vào nghề thường có rất ít kinh nghiệm trong việc làm sạch tay khoan hay dụng cụ Phòng Khám. Còn Bác Sĩ lại thường rất bận rộn nên thường rất khó để tiến hành đào tạo cho các trợ thủ. Hiểu được điều này, Valdent - với kinh nghiệm hơn 10 năm trong ngành phân phối thiết bị Nha Khoa tại Việt Nam sẽ chia sẻ cho các trợ thủ mới cách bảo dưỡng và vệ sinh tay khoan nha khoa VỆ SINH BẢO DƯỠNG TAY KHOAN NHANH Kết nối tay khoan nha khoa với ghế nha khoa Kéo nắp vặn của dây tay khoan nha khoa nhanh Gắn tay nha khoa vào vị trí Tra dầu Sử dụng một lượng dầu vừa đủ vào lỗ hơi của tay khoan Chờ trong 15-20 phút để dầu làm sạch các chất cặn bám dính trong tay khoan nha khoa Gắn tay khoan vào ghế nha khoa rồi đạp pedal A khoảng 15 – 20 giây để đẩy dầu và các chất cặn trong tay khoan ra ngoài Tháo tay khoan ra và tiến hành vệ sinh và tiệt trùng theo quy trình Bảo quản trong tủ vô trùng, sẵn sàng cho lần kế tiếp Vặn nắp đủ chặt để cố định tay khoan nha khoa, tránh bị xì hơi và xì nước Gắn mũi khoan nha khoa vào tay khoan Có nút bấm ở phía sau tay khoan, hãy bấm nút để có thể gắn mũi khoan vào và vặn ngược chiều kim đồng hồ Đẩy mạnh để đảm bảo mũi khoan đã được gắn chắc chắn, không ảnh hưởng đến quá trình hoạt động Làm ngược lại để tháo mũi khoan Điều chỉnh áp lực hơi Đạp pedal có chữ A (Air), thử tốc độ của tay khoan Quan sát đồng hồ hiển thị áp lực hơi trên ghế nha khoa và điều chỉnh các nút chỉnh áp lực hơi cho tay khoan Áp lực tốt nhất cho hoạt động của tay khoan ở vào khoảng 2 – 2,3kg/cm², tốc độ tay khoan từ 370 000 đến 420 000 rpm Điều chỉnh lượng phun nước làm mát phù hợp Tra dầu Sử dụng một lượng dầu vừa đủ vào lỗ hơi của tay khoan Chờ trong 15-20 phút để dầu làm sạch các chất cặn bám dính trong tay khoan nha khoa Gắn tay khoan vào ghế nha khoa rồi đạp pedal A khoảng 15 – 20 giây để đẩy dầu và các chất cặn trong tay khoan ra ngoài Tháo tay khoan ra và tiến hành vệ sinh và tiệt trùng theo quy trình Bảo quản trong tủ vô trùng, sẵn sàng cho lần kế tiếp Đọc tiếp
Etching bề mặt răng để sửa soạn trước khi dán (trám) là một quy trình quan trọng trong thực hành nha khoa. Những điểm khác biệt trong kỹ thuật etching, bề mặt răng cần etch, loại etching bạn chọn là một số điều bạn cần biết trước khi tiến hành tạo cơ chế vi lưu cơ học này cho quá trình dán (trám). VAI TRÒ CỦA ETCHING Một hệ thống chất gắn hay trám trên ngà thì có 3 thành phần: etching, primer và bonding. Hiện nay primer và bonding sẽ tích hợp trong 1 lọ gọi là keo dán 2 bước. Còn keo dán một bước sẽ tích hợp cả 3 thành phần nêu trên. Etching với mục đích là: Tạo vi lưu cơ học dạng tổ ong do sự xoi mòn của acid Loại bỏ lớp mùn ngà Loại bỏ thành phần vô cơ trong ngà Tạo chỗ để nhựa có thể làm ướt bề mặt và xâm nhập vào trong các vi kẽ (hình thành các đuôi nhựa). Mùn ngà là sản phẩm của quá trình khoan cắt tạo xoang trám. Mùn có chứa các tinh thể hydroxyapatite, collagen thoái biến. Lớp mùn có độ dày khoảng 1 đến 5 µm đóng vai trò quan trọng trong việc tạo lớp lai và giữ vai trò như một nút chặn ở miệng ống ngà ngăn dịch ngà. Lớp mùn dày quá mức trong trường hợp tạo xoang với một lượng nước quá ít và mũi khoan thô sẽ ngăn cản sự tạo thành lớp lai vì keo dán không thấm ướt tốt toàn bộ cấu trúc khung collagen. Nếu lấy đi lớp mùn này thì dịch ngà sẽ nhanh chóng chiếm chỗ bên trong khung collagen và cản trở việc tạo lớp lai. Các đuôi nhựa có nhiều ý nghĩa ở lớp men nhưng ở lớp ngà thì nó ít ý nghĩa vì diện tích đuôi nhựa này rất ít và việc cố gắng tạo ra nhiều đuôi nhựa thì lợi bất cập hại do không có đuôi nhựa được tạo ra mà cũng mất luôn lớp lai (do đại hồng thuỷ dịch ngà). Để có được lớp mùn ngà này ở mức vừa đủ người ta dùng acid phosphoric với nồng độ 37% và thời gian soi mòn là 20s cho mô men và 10s cho mô ngà. Soi mòn bằng acid phosphoric có thể là quá mức do khó kiểm soát, nên hỗn hợp acid polyacrylic 20% aluminium chloride hexahydrate 3% được đề nghị với thời gian xử lý bề mặt ngà là 10s. Primer: gồm những phân tử 2 cực chức năng có tính cặp đôi (coupling agent). Một đầu sẽ gắn với đầu ưa nước ở ngà, một đầu sẽ gắn với đầu kị nước của nhựa. Chất primer được dùng đầu tiên là NPG-GMA gắn chủ yếu nhờ liên kết với ion canci ở răng. Gắn theo kiểu này thì gắn men mạnh hơn gắn ngà và lực gắn vào ngà là khá yếu. Các thế hệ hiện nay thì primer sẽ liên kết với lớp collagen để tạo thành một lớp lai (hybrid layer) và đã tăng lực gắn lên ngà nhiều hơn-> collagen đóng vai trò quan trọng trong các hệ thống gắn trên ngà hiện nay. Lưu ý: Sau khi etch và rửa sạch, ta phải thổi khô nhẹ, vì thổi khô thì nước còn lại sẽ làm loãng primer và bond mà nếu thổi khô quá mức và thấy xốp trắng thì sẽ làm hỏng lớp collagen. Do vậy ta nên để ẩm chứ không nên quá ướt và cũng không quá khô ETCHING MEN RĂNG VÀ ETCHING NGÀ RĂNG Men răng được cấu trúc từ các tinh thể hydroxyapatite, khác với ngà răng được cấu tạo từ hydroxyapatite và mạng lưới sợi collagen. Men răng có lực liên phân tử mạnh và bề mặt có năng lượng cao. Trong khi đó, ngà răng có lực liên phân tử yếu và bề mặt có mức năng lượng thấp nên yêu cầu etching hai bề mặt này khác nhau mới có thể đạt hiệu quả. Hơn nữa, thành phần của ngà răng thay đổi theo độ sâu, từ bề mặt đến lớp ngà sâu hơn bên dưới. Khác với men răng, trên bề mặt ngà răng có lớp mùn ngà, chứa thành phần hữu cơ và dịch ngà từ tủy răng hướng ra. Mật độ ống ngà tăng lên khi đi sâu vào lớp ngà, đồng thời thành phần nước cũng nhiều hơn. Khả năng xâm nhập của keo dán vào bên trong các ống ngà để tạo ra liên kết dán vật liệu phục hồi. Khi ngà răng bị sâu, ngà có khuynh hướng khoáng hóa và giảm tính thẩm thấu. Ngoài ra, ngà răng cũng dày lên và giảm tính thẩm thấu khi tuổi tác tăng lên, thậm chí khi ngà răng khỏe mạnh. Vì hai loại cấu trúc mô cứng này của răng khác nhau nên etching trên men răng và ngà răng có nhiệm vụ khác nhau và bề mặt cần dán sẽ quyết định quy trình etching khác nhau. Khi etching men răng, bạn sẽ tạo ra bề mặt nhám để đạt cơ chế vi lưu cơ học cho lớp keo dán. Trong trường hợp này, chúng ta cần hoạt chất đủ tính acid để hòa tan một phần thành phần khoáng chất của men răng. Acid phosphoric đủ khả năng etching men răng. Một số loại keo dán/primer self-etch cũng có thể tạo kết cấu bề mặt trên men răng. Tuy nhiên, một vài loại keo dán adhesive không đủ tính acid để etching trên men răng. Khi đó, cần sử dụng acid phosphoric để etching riêng trên men răng trước. Quá trình etching trên ngà răng thì acid phosphoric có tác dụng khử khoáng một phần và bộc lộ collagen. Khi đó, keo dán có thể xâm nhập vào mạng lưới collagen bộc lộ và hình thành lớp lai. Lớp lai này có thể dày vài micron và cho phép hình thành liên kết chắc chắn với ngà răng. Các loại keo dán self-etch cũng có thể khử khoáng một phần khoáng chất trên ngà răng, tuy nhiên, không đạt được mức độ như acid phosphoric và không loại bỏ lớp mùn ngà. Keo dán universal cũng chính là một dòng keo dán self-etch. Các loại monomer trong keo dán universal có khả năng kết nối với Calcium trong thành phần của ngà răng, cho nên mặc dù lớp lai có độ dày thấp hơn so với khi etching bằng acid phosphoric, vào khoảng 0,5 micron, nên keo dán universal có thể tạo thành cơ chế lưu hóa học với thành phần khoáng chất trong ngà răng. Một khía cạnh cần cân nhắc khi etching trên ngà răng là etching quá mức. Khi quá nhiều collagen bị bộc lộ thì keo dán lại không thể thấm hoàn toàn vào collagen. Collagen bộc lộ có thể bị thủy phân hoặc phân hủy bởi enzyme. Đồng thời, etching quá mức có nguy cơ dẫn đến nhạy cảm ngà sau khi thực hiện. Do đó, etching tự giới hạn sẽ có lợi hơn vì hạn chế được tình trạng etching quá mức này. CÁC KỸ THUẬT ETCHING Total-etch: trong kỹ thuật này, etching gel được áp dụng trên toàn bộ bề mặt răng sửa soạn, gồm cả men răng và ngà răng. Ưu điểm của phương pháp này đảm bảo việc tạo cơ chế lưu cơ học trên toàn bộ bề mặt răng. Nhược điểm là cần đảm bảo thời gian etching riêng biệt trên men răng và ngà răng khác nhau để đạt được độ bền dán tối ưu. Ngoài ra, vấn đề khi etching trên ngà răng nếu xảy ra có thể là bệnh nhân sẽ bị nhạy cảm sau khi thực hiện thủ thuật (trám hoặc gắn răng). Self-etch: kỹ thuật này bao gồm việc sử dụng sản phẩm một bước, gồm etchant và keo dán, bao gồm primer cho lớp ngà răng. Ưu điểm là tiết kiệm thời gian và có thể tiên lượng được trước kết quả etching trên ngà răng. Tuy nhiên, nhược điểm là ít hiệu quả etching trên men răng. Selective-etch: theo kỹ thuật này, etching gel chỉ được sử dụng trên men răng; còn ngà răng được bít kín thay vì etching. Ưu điểm là giảm nguy cơ nhạy cảm ngà răng sau khi thực hiện. Nhược điểm là nó có thể không etching đủ một số bề mặt men răng để tạo được độ bền dán. Do đó, khi thực hiện kỹ thuật selective-etch, cần xác định rõ cấu trúc men răng và ngà răng, để có thể thực hiện etching đủ trên men răng và loại etching sử dụng có độ nhớt cao, ổn định vị trí để không chảy lan vào ngà răng. Kỹ thuật selective-etch là sự lựa chọn phù hợp cho bề mặt làm việc gồm cả men răng và ngà răng. Hệ thống dán universal, còn được gọi là keo dán đa năng và sử dụng phương pháp 1 chai cho các bề mặt cần dán khác nhau. Các thế hệ keo dán universal mới nhất được tích hợp các loại monomer khác để đơn giản hóa việc etching trên ngà răng. Một ví dụ là Methacryloyloxydecyl Dihydrogen Phosphate (MDP), là một monomer ưa nước với đặc tính acid nhẹ. MDP cho phép keo dán universal sử dụng được với bất kỳ kỹ thuật etching nào. Những hệ thống dán mới này giảm vi kẽ, tăng khả năng xâm nhập của resin vào các trũng rãnh, làm giảm hoặc loại bỏ nhạy cảm sau thủ thuật. Cuối cùng, theo the Compendium of Continuing Education in Dentistry, việc chọn lựa kỹ thuật etching cũng tùy thuộc vào thói quen của nhà lâm sàng. Tuy nhiên, tác giả cũng đề xuất áp dụng kỹ thuật total-etch cho phục hình gián tiếp có bề mặt dán chủ yếu là men răng; và kỹ thuật self-etch phù hợp cho các phục hồi trực tiếp bằng composite, khi bề mặt răng được sửa soạn chủ yếu là ngà răng. Nói cách khác, có những trường hợp total-etch có hiệu quả hơn kỹ thuật self-etch và ngược lại. Đối với các bề mặt dán bao gồm cả men răng và ngà răng, và men răng vẫn chiếm tỉ lệ lớn thì kỹ thuật selective-etch cũng có hiệu quả trong việc tăng độ bền dán. Tuy nhiên, các tài liệu gần đây cho thấy kỹ thuật self-etch với keo dán có thành phần monomer cải tiến tạo được liên kết hóa học với lớp ngà răng hiện đang cho thấy là một hướng đi đúng trong việc dán trên ngà./. Đọc tiếp
Nguồn tham khảo: Tài liệu Hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn trong thực hành nha khoa (Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Thành phố Hồ Chí Minh). Sau mỗi lần điều trị, ghế nha khoa cần được làm vệ sinh, khử khuẩn qua các bước sau trước khi sử dụng cho bệnh nhân tiếp theo: Bước 1: Vệ sinh tay đúng cách trước khi mang trang phục bảo hộ (khẩu trang, găng tay, mặt nạ bảo hộ…) Bước 2: Xả bồn nhổ nước bọt Bước 3: Vệ sinh khử khuẩn các thành phần của ghế nha khoa bằng khăn lau sát trùng theo thứ tự như sau: – Khăn 1: Đèn nha khoa, bàn dụng cụ, bàn điều khiển, tay vịn hơi, dây tay khoan. – Khăn 2: Tựa đầu, tựa lưng, tay vịn ghế. – Khăn 3: Đầu gắn ống hút nước bọt, hút hơi, tay xịt hơi, bồn nhổ nước bọt. – Khăn 4: Khử khuẩn bổ sung trong trường hợp thủ thuật văng bắn nhiều máu, dịch tiết. Bước 4: Tháo các trang phục phòng hộ đúng cách. Bước 5: Nâng ghế điều trị lên cao (thực hiện vào cuối ngày điều trị). Đọc tiếp
Sức khỏe răng miệng phản ánh các tình trạng của răng, nướu và khoang miệng. Chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách sẽ ngăn ngừa các bệnh về nướu, giúp bảo vệ sức khoẻ và mang lại sự tự tin. Đọc tiếp
Một hàm răng khỏe mạnh sẽ cần đến quá trình chăm sóc đúng cách trong thời gian rất dài. Ngay cả khi bạn được những người xung quanh khen ngợi là có nụ cười đẹp với hàm răng trắng sáng thì cũng không nên vì thế mà chủ quan. Điều quan trọng là phải thực hiện đúng các bước chăm sóc răng miệng mỗi ngày để bảo vệ và ngăn ngừa các vấn đề có thể xảy ra. Đọc tiếp
IMPLANT là một trụ có hình dáng giống với chân răng và được cấy ghép vào xương hàm để thay thế chân răng đã bị mất. Cấy ghép Implant là một kỹ thuật chỉnh nha hiện đại bậc nhất hiện nay. Đọc tiếp
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều hệ thống vật liệu nha khoa khác nhau. Trong mỗi hệ thống lại có nhiều loại với các tên gọi khác nhau. Nếu bạn cũng đang cố gắng để tìm hiểu và phân biệt thì theo dõi ngay tổng hợp các loại vật liệu nha kha chính dưới đây để có kiến thức tổng quan nhất. Vật liệu trám răng và phục hình Trám răng là kỹ thuật nha khoa phổ biến, phù hợp để điều trị các trường hợp răng thưa, răng mẻ, sâu hỏng. Các vật liệu trám răng rất đa dạng, có thể kể đến như Composite, Amalgam, vàng, sứ, kim loại,…Mỗi vật liệu sẽ mang đến những ưu điểm nổi bật riêng. Trong đó Composite là vật liệu trám răng được ưa chuộng nhất hiện tại do có tính thẩm mỹ cao, màu tự nhiên như răng thật. So với Amalgam, Composite dễ đổi màu sau thời gian sử dụng hơn tuy nhiên vì chi phí thấp và tính thẩm mỹ cao nên được ưa chuộng hơn hẳn. Vật liệu và dụng cụ nội nha Điều trị nội nha hay chữa tủy răng là quá trình phức tạp, tinh vi trong điều trị nha khoa nói chung. Nha sĩ sẽ tiến hành điều trị các mô tủy hư hỏng bằng các vật liệu đặc biệt và để thực hiện được điều đó nha khoa cần phải trang bị đầy đủ bộ công cụ và vật liệu nha khoa dưới đây Trâm nội nha: được làm bằng thép không gỉ, Nickel, Titanium,..Được chia thành 3 loại chính là trâm gai, trâm dũa, trâm nạo. Trâm gai dùng để lấy tủy răng có kích thước đa dạng tương ứng với tùy đường kích ống tủy của người bệnh. Trâm dũa dùng để làm rộng và làm láng ống tủy. Trâm nạo dùng để khoan rộng ống tủy. Máy điều trị nội nha: máy tự động điều khiển lực xoắn và đảo chiều, được cài đặt dùng cho 9 loại trâm Ni-Ti thông dụng. Máy đo chiều dài ống tủy: việc sử dụng máy đo chiều dài ống tủy sẽ giúp tăng đáng kể tỷ lệ thành công cho 1 ca điều trị nội nha. Cây nạo ngà: là dụng cụ để lấy các mô ngà sâu, tủy răng và vật liệu trám răng. Ngoài ra còn rất nhiều vật liệu nha khoa khác để hoàn thiện một ca điều trị nội nha. Các bạn có thể tham vấn với các đơn vị tư vấn để mua được trọn bộ đầy đủ nhất. Vật liệu sát khuẩn Vật liệu sát khuẩn dùng để khử trùng, sát khuẩn các dụng cụ trước khi tiến hành bất kỳ cuộc điều trị nào. Các vật liệu sát khuẩn phải có trong nha khoa như dung dịch sát trùng, túi ép tiệt trùng, khăn giấy sát khuẩn,… Đọc tiếp
Với sự tiến bộ vượt bậc của nha khoa hiện đại, hiện nay, những người bị mất răng lâu năm đã hoàn toàn có thể tự tin trở lại với kỹ thuật cấy ghép Implant. Đây là một giải pháp điều trị nha khoa được đánh giá là tiên tiến bậc nhất, đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho khách hàng. Vậy cấy ghép Implant là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua nội dung được chia sẻ ngay dưới đây. Đọc tiếp